Giới thiệu về động cơ Boxer
Công nghệ xe ô tô trên thế giới có 3 loại động cơ chính :
- Động cơ chữ I
- Động cơ chữ V
- Động cơ Boxer
Động cơ chữ I:
Để cân bằng động cơ chữ I cần thêm nhiều bộ phận khác có trọng lượng nặng để chống rung cho động cơ khi hoạt động.
Động cơ chữ V:
Động cơ có thiết kế hình chữ V nên có trọng tâm cao hơn động cơ Boxer
Động cơ Boxer:
Các pít tông di chuyển tịnh tiến ngược chiều nhau, triệt tiêu rung động được tạo ra.
“Động cơ Boxer” là công nghệ cốt lõi của Subaru
4 công nghệ cốt lõi của Subaru:
Động Cơ Boxer là gì?
Subaru Boxer (hay động cơ phẳng), động cơ được đặt nằm ngang, hoạt động giống như võ sĩ boxer luôn ngược nhau, người này tiến người kia lùi. Các piston trên động cơ boxer cũng vậy.
Lịch sử động cơ Boxer
Được phát minh vào năm 1896 bởi cái tên lỗi lạc trong lịch sử công nghiệp ôtô thế giới – Karl Benz, người sau này trở thành đồng sáng lập ngôi sao ba cánh Mercedes-Benz.
Ban đầu Karl Benz gọi phát minh của ông là động cơ Kontra, vì trong tiếng Đức, Kontra có nghĩa là đối nghịch, đúng với nguyên lý hoạt động của cỗ máy.
Sau này thuật ngữ “boxer” xuất hiện nhiều hơn và được dùng cho tới ngày nay bởi hành trình di chuyển của các piston trong hai dãy xi-lanh luôn ngược chiều nhau theo phương nằm ngang, giống như động tác của hai tay đấm boxer trên võ đài khi tranh đấu.
Tham khảo : Hãng xe Subaru của nước nào ?
Động cơ Boxer trang bị trên hãng xe nào?
Trên thế giới chỉ có 2 hãng xe dùng loại động cơ này là:
- Porsche (hãng xe hạng sang của Đức)
- Subaru (hãng xe Nhật Bản)
Cả 2 hãng xe đều chung giá trị cốt lõi, hướng tới cảm giác lái cho người sử dụng.
Subaru là hãng xe duy nhất sử dụng Máy Boxer trên tất cả các mẫu xe của hãng kể từ năm 1966 cho tới nay; và cũng là nhà sản xuất ô tô cho ra nhiều thế hệ tiếp theo.
Cơ chế hoạt động của động cơ Boxer
Subaru Boxer có cách sắp xếp xy-lanh nằm ngang đối xứng, trên cùng một mặt phẳng. Khi các piston di chuyển tịnh tiến và ngược chiều nhau, lực đẩy sẽ được truyền đến trục khuỷu một cách đối xứng thông qua thanh truyền, tạo ra chuyển động quay tròn của trục khủy. Cơ chế truyền động này mang tính trực tiếp và tối giản, không cầu kỳ như các loại động cơ khác.
Ưu điểm của động cơ Boxer
- Sự cân bằng (giảm rung, giảm ồn) tuổi thọ cao hơn
- Khả năng xử lý, ôm cua dễ dàng
- Tối ưu khả năng truyền lực
- Trọng tâm thấp
Nhược điểm của động cơ Boxer
- Giá thành động cơ cao hơn
- khung xe khác biệt và phức tạp hơn để có thể bố trí động cơ gọn gàng trong khoang máy
- Động cơ cần đến 2 dàn đầu xy-lanh, đồng nghĩa với việc tăng linh kiện, chi phí sản xuất cũng sẽ tăng theo
Các loại động cơ Boxer của Subaru
Subaru là hãng xe duy nhất trang bị Boxer trên tất cả các mẫu xe từ năm 1966.
Trải qua 3 thế hệ, động cơ của Subaru ngày nay đã đạt đến mức độ gần như hoàn hảo:
- Nhỏ gọn
- Hiệu suất cao
- Thân thiện với môi trường
Hiện nay, Subaru sản xuất đến 6 loại Máy Boxer chạy xăng cho dải sản phẩm của mình trên toàn cầu:
- Động cơ 2.0L 4 xy-lanh
- Động cơ 2.0L 4 xy-lanh tăng áp
- Động cơ 2.5L 4 xy-lanh
- Động cơ 2.5L 4 xy-lanh tăng áp
- Động cơ 3.6L 6 xy-lanh
- Động cơ 2.0L 4 xy-lanh dạng lai (Hybrid)
Subaru Boxer tại Việt Nam
Hãy Gọi cho chúng tôi khi bạn cần tư vấn! Mọi thông tin về giá xe Subaru, lái thử xe Subaru và chương trình khuyến mãi, xin vui lòng liên hệ :
Subaru Việt Nam
- Chi nhánh 1: Số 819 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
- Chi nhánh 2: Lô TH1A, Đường số 7, KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp.HCM
- Hotline: 0907722266
- Website: www.subarugovap.com.vn
- Fanpage: Subaru Việt Nam 4S